Tin thị trường
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân tại sao các CĐT đều xây Shophouse xong rồi mới bán, ta nên tìm hiểu thêm 1 số đặc điểm của các căn nhà phố thương mại này, Trước tiên nói về đặc điểm quan trọng nhất đó là vị trí của các căn nhà này , chúng thường có vị trí là mặt các tuyến đường chính của địa phương hay mặt các tuyến đường chính của dự án đó. Đây được coi là BỘ MẶT của cả dự án đang triển khai.
Đặc điểm nữa là các căn nhà phố thương mại - Shophouse này chủ nhân của nó có thể kết hợp vừa ở vừa kinh doanh được vì thiết kế ngay từ ban đầu đã cho những công năng nhu vậy.
Tại sao cứ phải xây dựng Shophouse xong mới bán
CĐT có được lợi lộc gì từ việc xây dựng các căn Shophouse này hay không ?
Với câu hỏi này có thể trả lời luôn với quý khách hàng là không nhiều mà còn ôm việc vào người ?
Tại sao như thế ư, quý khách hàng hãy đặt mình vào vị trí của CĐT để tính toán bài toán kinh tế xây dựng.
Giá xây dựng thô cho 1 căn nhà shophouse mà CĐT dự án đưa ra thường dao động trong khoảng 4.5 - 5.5tr/m2 ( tùy thuộc vào thiết kế và vị trí ) , còn người dân tự xây dựng thì nhiều người sẽ tính là mình xây dựng sẽ rẻ hơn chỉ 3.5tr/ m2 là cùng . Quý khách có biết giá nhập nguyên liệu xây dựng cho cả 1 dự án khác rất nhiều với việc quý khách đi mua nguyên liệu để xây dựng 1 căn nhà ( thường giá các CĐT đi mua sẽ rẻ hơn từ 20 - 30% so với người khác ). Chưa kể nhiều nhà xây dựng tính toán chưa hết phát sinh nên đội giá lên khá nhiều , cuối cùng thì vừa mệt người trông nom mà đôi khi lại không được như ý muốn
Nếu các CĐT không xây dựng mà bán luôn đất các lô Shophouse cho khách , giá sẽ rẻ hơn cả tỉ đồng . Và như vậy bán sẽ rất nhanh , bán xong là hết việc rất nhanh chỉ ngồi rung đùi kết thúc dự án . không còn trách nhiệm gì nữa . Chỉ cần làm xong sổ cho khách nữa là hết .
Cần gì phải vất vả xây dựng kiếm thêm tí lãi tiền xây dựng nhưng lại đau đầu tính toán bỏ tiền ra rồi lên phương án thi công, trông nom rồi gần cả năm sau mới hoàn thành xây dựng rồi bàn giao và thu hồi hết vốn.
Dẫy Shophouse mặt đường chính ở Hà Nội đã đi vào hoạt động
Không được nhiều lãi mà còn mệt người , kéo dài thời gian kết thúc dự án vậy thì CĐT được gì mà phải xây ?
Mỗi 1 sản phẩm dự án làm ra , CĐT đều coi nó như đứa con tinh thần của mình vì vậy muốn chăm chút tạo dựng để nó hoành tráng nhất , đẹp nhất trong mắt mọi người khi hoàn thành đi vào hoạt động. Muốn đứa con của mình là điểm nhấn của khu vực, mọi người trầm trồ thán phục về độ hoành tráng quy mô đồng bộ.
Khách hàng về ở đó sẽ nhận ra rằng mình ở đây là đúng , không còn chỗ nào ở đẹp hơn thích hơn tại khu vực này . Đó chính là GIÁ TRỊ mà các CĐT đều muốn gây dựng cho dự án và tên tuổi THƯƠNG HIỆU của mình.
Khi dẫy Shophouse có thương hiệu có biển tên NGHĨA HÀNH NEW CENTER , đi đâu cũng được mọi người nhắc đến nó sẽ trở thành nơi tụ tập - hò hẹn quen thuộc kiểu như " đợi tao ở chỗ dẫy shophouse Nghĩa Hành nhé " , " đến khu shophouse Nghĩa Hành mua quần áo đi thương hiệu gì cũng có " hay " đến quán ABC ở dẫy shophouse ăn đi " ..... Để được như vậy thì nhất thiết CĐT phải xây .
Khi thương hiệu đã lên như vậy thì đương nhiên giá trị của từng căn nhà phố thương mại cũng theo đó mà tăng theo , đó chính là điều mà khách hàng mua quan tâm nhất và mong muốn nhất ở 1 dự án
Hình ảnh về dẫy Shophoue bên trong của dự án tại Hà Nội
Nếu bán đất để người mua tự xây
Nhiều khách hàng đặt ra vấn đề , vậy để tôi sẽ tự xây dựng theo đúng thiết kế mà CĐT đã làm giấy phép xây dựng với Sở Xây Dựng địa phương chứ không xây theo kiểu mình thích để dẫn tới việc không đồng nhất thiết kế. Thực ra vấn đề này đã xảy ra ở rất nhiều dự án ở khắp nơi nhưng kết quả nếu để như vậy sẽ rất không ổn .
Ví dụ thực tế tại dẫy Shophouse Nghĩa Hành New Center có 81 căn , nếu bán 81 nền đất cho khách để khách hàng tự xây nó sẽ phát sinh ra 1 vấn đề là người xây trước , người xây sau rồi có khi có người còn mãi chả xây .Vì đơn giản là cuộc sống rất khó nói trước các vấn đề của các cá nhân , hôm nay có tiền thật đấy nhỡ đâu ngày sau có biến cố phát sinh và đành phải hoãn lại hay còn vô vàn các lý do khác nữa .
Khi đó dẫy nhà phố thương mại shophouse nhìn sẽ không đồng bộ , chỗ có nhà chỗ chỉ là mảnh đất . Tổng quan không bắt mắt , không đồng nhất và cũng không hài hòa từ đó dẫn tới việc giá trị của cả dẫy sẽ giảm đi rất nhiều .
Ta có thể nhìn vào các dẫy nhà mặt phố ở khắp các thành phố của nước ta để hình dung ra cảnh mọi người tự xây nhà theo sở thích , theo phong cách của từng chủ nhà . Không có tính đồng nhất , nhất quán .
Nhà trên 1 tuyến phố ở thành phố Quảng Ngãi
Các căn nhà phố thương mại - Shophouse thường là sản phẩm có mức tăng giá mạnh nhất so với các sản phẩm khác cùng khu vực hay trong cùng dự án. Mức tăng giá khi bàn giao đi vào hoạt động sẽ từ 15 - 30% , đặc biệt đã có những dự án mức tăng giá từ 50% trở lên . Điều đó còn phụ thuộc vào vị trí , và giá trị thương hiệu có được khi bàn giao đi vào hoạt động